Trước tiên, chúng ta sẽ tìm hiểu sự khác nhau giữa khái niệm về 3 kiểu xe này.
SUV là tên viết tắt của Sport Utility Vehicle là một loại xe gia đình, có gầm xe cao, đi được nhiều địa hình. Tại Việt Nam, dòng xe này có các lựa chọn như Mitsubishi Pajero Sport, Ford Everest, Toyota Fortuner, BMW X5, Audi Q7, Vinfast Lux FA 2.0, v.v.Toyota Fortuner LegendCUV tên viết tắt của Crossover Utility Vehicle, loại xe ô tô được thiết kế theo kiểu việt dã thể thao, cũng phù hợp với gia đình ít người, xe nhỏ hơn, gầm thấp hơn so với SUV. CUV thực ra chính là sự lai tạo của SUV và Sedan như Mazda CX-5, Honda CRV, Kia Sorento.Mazda Cx-5
MPV tên viết tắt của Multiple – Purpose Vehicle, là loại xe đa dụng có thiết kế rộng rãi với nhiều chức năng, đặc biệt có thể chuyển đổi giữa việc chở người và chở hàng hóa rất linh hoạt. Ở Việt Nam, các xe MPV phổ biến có Toyota Innova, Mitsubishi Xpander, Ford Tourneo, Kia Sedona,… Đối với dòng MPV cấu hình lớn hơn từ 9 – 16 chỗ, được gọi là xe van. Xe thường được dùng để kinh doanh vận tải hành khách hoặc sử dụng trong các doanh nghiệp. Những cái tên thông dụng như: Grand Starex VIP 9 chỗ, Toyota Hiace 16 chỗ, Ford Transit 16 chỗ, Mercedes Benz Winter 16 chỗ.
Mitsubhishi Xpander
CUV, SUV, MPV có điểm chung đều là những chiếc xe có gầm cao và chở được nhiều người hơn là các dòng Sedan, Coupe hay Hatchback. Trong đó, CUV và SUV là 2 dòng có kết cấu thân xe khá giống nhau, MPV thì dễ phân biệt hơn.
Trong ba dòng xe này, SUV là loại xe có gầm cao nhất, sau đó đến CUV và MPV có gầm thấp nhất trong ba loại.
Yếu tố thứ hai đề cập tới là mục đích sử dụng, cùng sở hữu gầm cao, không gian rộng, khả năng chạy những địa hình khó nên SUV và CUV thường được lòng các gia đình không quá đông thành viên. Tuy nhiên để ra chất offroad thì CUV không thể so với SUV bởi SUV có nhiều tính năng hỗ trợ off-road hơn ví dụ như chức năng gài cầu, khóa visai, dẫn động 4 bánh bán thời gian với cầu chủ động tiêu chuẩn là cầu sau còn xe CUV đa phần là hệ dẫn động cầu trước, một số xe có tùy chọn dẫn động 4 bánh toàn thời gian nhưng nhiệm vụ dẫn động chính vẫn là 2 bánh trước.
MPV cỡ nhỏ như Xpander có hệ dẫn động cầu trước, xe cỡ trung và lớn ví dụ như Innova và transit có hệ dẫn động cầu sau. Tuy nhiên vì có kích thước lớn và không có hệ dẫn động 4 bánh nên nhìn chung xe MPV không thực sự tối ưu khi đi offroad do đó những chiếc MPV thường được mua để phục vụ mục đích kinh doanh vận tải hay những gia đình nhiều thế hệ. Crossover có khung gầm liền với vỏ xe nên xe gọn nhẹ giống Sedan vì thế không gian hữu dụng lớn hơn so với khung tải vốn nặng, cồng kềnh và bị hạn chế không gian chuyên chở nhưng nhược điểm của khung gầm liền khối là tiếng ồn, rung từ lốp vọng từ khoang người ngồi nghe rõ hơn SUV. Điều này cũng gây ra tương tự với MPV. Tuy nhiên trong ba loại xe trên, MPV lại có không gian chuyên chở tốt nhất nhờ việc có thể gập gọn, linh hoạt các hàng ghế sau để chuyển từ chở khách sang chở hàng hóa.
Yếu tố cuối cùng chúng ta tìm hiểu sự khác nhau với SUV, CUV và MPV là khả năng vượt địa hình nhờ vào cấu trúc khung xe giúp chống vặn xoắn trên địa hình khó, tăng khả năng chịu tải, giảm thiểu độ ồn và tác dụng của mặt đường lên khoang xe. SUV có khả năng vận hành tốt hơn trong việc chở tải, kéo theo tải và vượt địa hình off-road so với CUV. Tuy nhiên, khả năng vượt địa hình của CUV lại hơn hẳn MPV. Thực tế với đặc điểm thân xe dài, nhiều chỗ ngồi, gầm thấp MPV khó có thể vượt địa hình tốt. Với những kiến thức về ba loại xe SUV, CUV và MPV hy vọng nhiều người sẽ chọn đúng loại xe phù hợp với mục đích sử dụng của bản thân và của gia đình.